fbpx

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tiếp Viên Hàng Không Vietnam Airline

Kinh nghiệm phỏng vấn tiếp viên hàng không Vietnam Airline

Ngành tiếp viên hàng không từ lâu đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ đầy đam mê và nhiệt huyết. Một trong những hãng hàng không được chú ý đến nhiều nhất đó là hãng hàng không Vietnam Airline. Vậy nên việc học hỏi và nắm được kinh nghiệm thi tuyển tiếp viên hàng không Vietnam Airline cùng với sự hiểu biết về các tiêu chuẩn của một tiếp viên sẽ là lợi thế giúp các bạn sớm chạm đến ước mơ của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn tiếp viên hàng không Vietnam Airline được thu thập từ các bài viết khác nhau. Các bạn tham khảo nhé!

1. Sơ lược về Vietnam Airline

Vietnam Airline là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam

Hãng hàng không Vietnam Airline là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam. Vietnam Airline là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Tại thời điểm 01/07/2016, Vietnam Airline có vốn nhà nước chiếm 86,16% và All Nippon Airways nắm 20%. 

Vietnam Airline được quản lý bởi một hội đồng quản trị có từ 5 – 9 người, nhiệm kỳ 5 năm. Hãng có các đường bay đến Đông Nam Á, châu Âu, Đông Á và châu Đại Dương. Vào năm 2020, hãng đã khai thác đến 50 đường bay, 360 chuyến bay mỗi ngày. Trụ sở Vietnam Airline được đặt tại sân bay Quốc tế Nội Bài. 

Theo tiêu chuẩn Skytrax, Vietnam Airline đạt được 4 sao. Ngày 10/6/2010, Vietnam Airline chính thức gia nhập liên minh Skyteam. Đây là hãng đầu tiên trong Đông Nam Á gia nhập liên minh này. 

Theo thống kê năm 2015, Vietnam Airline chiếm 70% thị phần khách nội địa và đến 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam.

  1. Format phỏng vấn

2.1 Ngày 1 – Đo chiều cao, cân nặng và tầm với

Để trở thành tiếp viên của Vietnam Airline, bạn phải đủ chiều cao, cân nặng và tầm với

Khi đến buổi phỏng vấn của Vietnam Airline, bạn sẽ được phát số báo danh và tờ ghi thông tin cá nhân. Bạn nên đến sớm để tìm hiểu trước tình hình và giữ được vị trí thuận lợi khi thi. Bạn sẽ chờ được gọi tên và bắt đầu vòng thi của mình.

Đầu tiên, bạn sẽ được yêu cầu xếp thành nhóm 5 người để đo chiều cao, cân nặng. Bạn nên tạo thiện cảm tốt, thái độ tích cực vì người đo chiều cao của bạn cũng sẽ chấm ở các phòng sau. 

Mẹo nhỏ: Bạn hãy cố gắng đứng thẳng, giữ chặt lồng ngực, hít thở sâu để chiều cao đo được chính xác nhất. Thực tế, khi bạn hít sâu, đứng thẳng có thể giúp bạn cao thêm được 1cm. Nếu bạn đủ tiêu chuẩn, bạn sẽ được thông báo thời gian thi vào ngày mai. 

2.2 Ngày 2 – Kiểm tra tiếng Anh, catwalk, teamwork

Thi tiếng Anh:

Tiếng Anh là điều quan trọng khi tham gia ứng tuyển vào Vietnam Airline

Bạn sẽ được gọi theo số báo danh và phỏng vấn với 1 cô hoặc thầy. Phần lớn câu hỏi đều khá đời thường xoay quanh đời sống hàng ngày của bạn. Các câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra sự tự nhiên, tự tin trong giao tiếp tiếng Anh của bạn. Do đó, bạn không nên cố gắng trả lời một cách khô khan theo văn mẫu. Giám khảo chắc chắn sẽ muốn có một cuộc hội thoại thực sự hơn là nghe bạn trả bài. Bạn hãy luôn giữ một nụ cười tươi mỗi khi trả lời câu hỏi của ban giám khảo. Một số câu hỏi thường gặp, đó là:

  • Bạn biết thông tin tuyển dụng tiếp viên của Vietnam Airlines(VNA) ở đâu?
  • Bạn đang làm công việc gì?
  • Bạn tốt nghiệp chuyên ngành gì?
  • Bạn có biết về tiêu chí tuyển dụng của Vietnam Airlines(VNA) không?
  • Tại sao bạn bỏ công việc cũ và quyết định làm tiếp viên hàng không?

Mẹo nhỏ: Hãy cố gắng phát âm chuẩn, trả lời tự nhiên, không cần nói dài dòng nhưng thể hiện được thiện chí của mình. Nếu bạn nghe không rõ câu hỏi, hãy thoải mái hỏi lại ban giám khảo. Yên tâm là bạn sẽ không bị trừ điểm ở cuối phần thi đâu. 

Thi Catwalk:

Vòng này sẽ không có loại thí sinh nên bạn hãy yên tâm để sẵn sàng bùng nổ hết khả năng của mình. Bạn sẽ được chia thành nhóm 3 để chơi đồng đội như vẽ tranh, truyền tin, tìm giày,…

Mẹo nhỏ: Các thầy cô sẽ chú ý đến thái độ, cách bạn hỗ trợ người khác trong suốt quá trình chơi. Do đó, hãy thể hiện mình là một người thân thiện, linh hoạt nhất nhé. 

2.3 Ngày 3 – Phỏng vấn hội đồng

Vietnam Airline với đồng phục là áo dài trắng và vàng

Sau khi vượt qua vòng thi catwalk, người quản lý sẽ hẹn bạn ngày giờ cho vòng phỏng vấn hội đồng. Đối với nam sẽ mặc áo sơ mi trắng thông thường còn nữ sẽ được diện bộ áo dài màu xanh đồng phục của hãng. Mục đích chính là để giám khảo quan sát cách bạn ứng xử khi mặc áo dài có phù hợp không. 

Ở vòng này, bạn sẽ được vào phòng hội đồng với 5 – 6 thầy cô chấm thi. Các bạn sẽ giới thiệu bản thân rồi bốc 5 lá trong số 1000 lá thăm các câu hỏi về lịch sử, văn hóa, địa lý Việt Nam và thế giới. 

Bạn sẽ lần lượt mở thăm, đọc lớn câu hỏi và mạnh dạn trả lời. Nếu bạn không trả lời được, hãy lịch sử xin lỗi thầy cô và chuyển sang câu hỏi khác. Ở vòng này, giám khảo sẽ xem xét cách ứng biến và thuyết phục của bạn. Ứng biến nghĩa là cách bạn trả lời các câu hỏi bất kỳ trong thời gian ngắn. Thuyết phục nghĩa là bạn dùng sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của mình để trả lời câu hỏi.

Mẹo nhỏ: Vòng này câu hỏi vô cùng phong phú nên bạn khó có thể chuẩn bị trước được câu trả lời tại nhà. Tuy nhiên, hãy cố gắng tìm hiểu về các chủ đề lịch sử, văn hóa, địa lý của Việt Nam và thế giới. Những chủ đề nổi tiếng, hay được bàn luận sẽ được thầy cô đưa vào bộ câu hỏi. Ngoài ra, hãy luôn chuẩn bị tinh thần, giữ vững phong thái tự tin, chuyên nghiệp ngay cả khi bạn không thể trả lời được các câu hỏi nhé. 

  1. Bộ câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân?

Đây là câu hỏi mở đầu của mọi buổi phỏng vấn, tuy nhiên không phải thí sinh nào cũng thực sự trôi chảy khi trả lời câu hỏi này. Rất nhiều trường hợp thí sinh trả lời không đúng trọng tâm, lan man khiến ban giám khảo mất kiên nhẫn. Do đó, bạn không nên kể quá nhiều thông tin về mình, hãy chọn lọc những thông tin mà bạn nghĩ có ích cho ngành tiếp viên hàng không.

Ví dụ: Em tên là Trần Châu Linh, 25 tuổi, cao 1m70 tốt nghiệp ngành du lịch trường Đại học kinh tế Quốc Dân. Bạn có thể dừng ở đây và ban giám khảo có thể hỏi thêm những thông tin mà họ muốn biết như định hướng nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, tiếng Anh,…

Câu hỏi 2: Tại sao bạn quyết định theo ngành tiếp viên hàng không?

Đây là một câu hỏi khó đối với những ai từng làm hoặc học trong những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, nếu bạn trả lời suôn sẻ, bạn sẽ ghi được điểm cao với ban giám khảo. 

Ví dụ: Ước mơ hàng không luôn là ước mơ không chỉ riêng em mà còn là của những bạn trẻ trong bối cảnh hội nhập và ngành hàng không đang ngày càng phát triển. Em mong muốn rằng đây sẽ là cơ hội để em phát triển bản thân, chứng minh năng lực của mình thông qua quy trình đào tạo khắt khe về các quy định liên quan đến dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng. Bản thân em tin rằng những kỹ năng, phẩm chất của mình hoàn toàn phù hợp với ngành tiếp viên hàng không cũng như nâng cao dịch vụ của công ty. 

Câu hỏi 3: Vì sao bạn chọn hãng chúng tôi để ứng tuyển tiếp viên hàng không?

Đây là câu hỏi để kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu được bao nhiêu thông tin của hãng. Ban giám khảo sẽ xem xét liệu bạn có nắm được các điểm mạnh của hãng cũng như đưa ra được góc nhìn cá nhân thú vị nào hay không. Bạn hãy bắt đầu với những điểm mạnh nổi bật của hàng như chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng. Sau đó, hãy để lại một góc nhìn cá nhân bằng một câu chuyện ngắn. Chẳng hạn như bạn đã đi máy bay của hãng vào dịp nào đó, bạn ấn tượng với thái độ, dịch vụ của hãng hoặc bạn gặp sự cố và được giải đáp nhanh chóng,..v..

Ví dụ: Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều hãng hãng không, Vietnam Airline tuy ra đời sớm nhất nhưng luôn là thương hiệu đi đầu về dịch vụ khách hàng tại Việt Nam. Chính cá nhân em đã trải nghiệm và thấy rõ được điều này. Em tin rằng, trong lần tuyển dụng này của hãng sẽ là cơ hội để em được tiếp xúc, làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, dịch vụ hàng đầu. Đồng thời, em mong muốn có thể phát huy những khả năng của mình để nâng cao chất lượng của công ty hơn nữa. 

Câu hỏi 4: Ai là người quan trọng trên chuyến bay?

Đây là câu hỏi mà ban giám khảo muốn xem cách bạn nhìn nhận tổng quan vấn đề, phân tích, xử lý chúng hợp lý nhất. Bạn đừng nên vội trả lời mà hãy dừng vài giây để suy nghĩ kỹ lưỡng. Ban giám khảo sẽ đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn trong tình huống này.

Ví dụ: Đối với một chuyến bay, phi hành đoàn đóng một vai trò quan trọng để có một chuyến bay an toàn và chất lượng nhất. Tuy nhiên, sự an toàn, thoải mái luôn phải dành cho khách hàng đầu tiên. Em tin rằng đây chính là lý do để Vietnam Airline luôn đứng vững vị trí số 1 trong lòng khách hàng Việt Nam và quốc tế.

Câu hỏi 5: Bạn làm gì khi gặp phải khách hàng khó tính?

Trong chuyến bay, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải khách hàng này, khách hàng kia. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng cần phải xem xét vấn đề thận trọng. Đặc biệt, hãy luôn giữ thái độ chuyên nghiệp, tích cực, nhẹ nhàng khi nói chuyện với khách hàng. Nếu như khách hàng gây ảnh hưởng đến người khác, bạn hãy nhắc nhở nhẹ nhàng. Nếu khách tiếp tục không phục tùng, hãy hỏi ý kiến khách hàng bên cạnh để đổi chỗ. Nếu khách gây ảnh hưởng đến cả chuyến bay, bạn cần tham khảo ý kiến của lãnh đạo và áp dụng các biện pháp an ninh hàng không.

Câu hỏi 6: Bạn làm gì khi sơ ý đổ cà phê vào khách?

Việc phục vụ đồ ăn trên không thực sự không hề đơn giản. Do đó, bạn sẽ không tránh khỏi nếu chẳng may làm đổ cà phê vào người khách. Lúc này, hãy thật bình tĩnh, chân thành xin lỗi khách và đưa ra hướng xử lý. Bạn hãy lấy một cái áo dự phòng trên chuyến bay, đưa khách đi thay áo và xử lý cái áo bị bẩn của khách. Sau đó, bạn hãy bù đắp cho khách bằng một ly cà phê mới cùng một chiếc bánh miễn phí.

Câu hỏi 7: Bạn làm gì nếu mang nhầm đồ ăn cho khách?

Nếu bạn mang nhầm đồ ăn cho khách, hãy xin lỗi khách và nói rằng bạn sẽ đổi lại món mới trong thời gian sớm nhất. Trong lúc khách chờ đợi, hãy mang ra một ly cà phê miễn phí để làm nguôi sự khó chịu của khách. 

Ứng tuyển tiếp viên hàng không Vietnam Airline và các hãng hàng không khác thật sự không hề dễ dàng. Tuy nhiên, hy vọng rằng với những kinh nghiệm phỏng vấn tiếp viên hàng không Vietnam Airline trên đây sẽ giúp bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Có bằng TOEIC 450-650+
ngay hôm nay để trở thành TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG

TOEIC là chuẩn Tiếng Anh cho Tiếp Viên Hàng Không